Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Truyền hình Hà Nội với giao thông vận tải

    Trong xu thế bùng nổ thông tin, nhiều cơ quan báo,chí, các đài phát thanh, đài truyền hình của Nhà Nước, và các địa phương đề cập tới những vấn đề nóng trên lĩnh vực Giao thông vận tải, thông qua các chuyên đề chuyên mục. Nhân kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam  năm nay xin giới thiệu vài nét về ban biên tập của  Đài truyền hình Hà Nội, một kênh thông tin  đã nhiều năm gắn bó với sự nghiệp phát triển giao thông vận tải bền vững.

    Viết về lĩnh vực giao thông vận tải và môi trường đô thị của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, chủ yếu là Ban biên tập Xây dựng - Quản lý đô thị. Từ chỉ có 13 nay do nhu cầu thông tin số cán bộ phóng viên đã lên tới Với 16 người viết về các lĩnh vực: Xây dựng, Tài nguyên môi trường, Điện lực, Giao thông vận tải, An toàn Giao thông… Công việc khó nhất đối với phóng viên được phân công là không để sót những thông tin quan trọng, những sự kiện lớn trong các lĩnh vực. Chính vì vậy, việc đặt tên cho các chuyên đề chuyên mục sao cho vừa phản ánh được phạm vi hoạt động của giao thông vận tải trên toàn quốcnhưng cũng phải đăng tải được các vấn đề của Thủ Đô  Hà Nội. Do vậy nhiều năm qua Ban biên tập Xây dựng – Quản lý đô thị của đài vẫn duy trì được các chuyên đề phát sóng mỗi tuần như: Phát triển đô thị bền vững, Tài Nguyên và môi trường, Giao thông vận tải và một bản tin: Giao thông – Đô thị phát sóng hằng ngày. Các chuyên đề nào cũng có thể đề cập tới lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, riêng chuyên mục Giao thông vận tải là chuyên mục chuyên dành cho việc tuyên truyên tất cả mọi lĩnh vực thuộc ngành Giao thông vận tải, và bản tin dành cho An toàn giao thông và trật tự đô thị, đang là vấn đề nóng hằng ngày ở Thủ đô Hà Nội.
      Những năm trước đây chủ đề Giao thông vận tải và An toàn giao thông, Ban có 10 phóng viên được phân công, cùng với 2 lãnh đạo thường xuyên quan hệ mật thiết và gắn bó với văn phòng và các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban ATGT Quốc gia. Cụ thể là: Phó Ban Trần Sinh, cùng phóng viên Toàn Thắng thông tin các vấn đề liên quan đến TCT Đường thủy nội địa, Ủy Ban ATGT Quốc gia và các phòng CSGT thành phố,cảnh sát giao thông đường thủy. Hiện nay được bổ xung thêm 2 phóng viên nữa là: Sơn Nam và Lâm Phúc viết cho chuyên mục: Trật tự đô thị - An toàn giao thông. Bộ GTVT là một bộ có nhiều lĩnh vực  và địa bàn hoạt động rải rác trên quy mô toàn quốc, để phản ánh toàn diện các vấn đề trên các lĩnh vực về giao thông và vận tải, Ban biên tập đã phân công nhiều phóng viên tham gia ở các lĩnh vực khác nhau ví như: Phóng viên Mai Hoa, theo dõi hoạt động của văn phòng Bộ, Công đoàn giao thông vận tải, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh và các Tổng công ty Công nghiệp ô tô, Cienco1.  Lê Huyền, theo dõi hoạt động của Sở GTVT và TCT xây dựng Thăng Long. Liên Phương viết về Ban QLDA Thăng Long và các TCT Hàng không Việt Nam, Tư vấn thiết kế GTVT.  Hoài An là TCT xây dựng công trình thủy.  Nguyễn Tuấn viết về lĩnh vực của Tổng cục đường bộ Việt Nam và TCT Đường sắt Việt Nam. Phóng viên Ánh Tuyết viết về các lịnh vực liên quan đến Công ty Môi trường đô thị và vệ sinh sạch đẹp đường phố. Hà Chi  viết về mảng thông tin thuộc lĩnh vực của Công ty Công viên cây xanh Hà Nội….Trưởng ban Chu Đức Soàn phụ trách chung và viết về các lĩnh vực của các ban QLDA 1, 5, 18, Biển Đông, Cienco8… 
     Theo tính chất công việc, hầu hết các phóng viên được phân công, thường xuyên có quan hệ mật thiết với Bộ và sở GTVT và các phòng cảnh sát giao thông Hà Nội , đường thủy…đều gắn bó, phối hợp để phản ánh những hoạt động sản xuất công tác của ngành và đơn vị, nhiều khi có công việc đột xuất hay cần thông tin gấp…bất kể sáng, trưa, chiều tối thời gian đi ngắn hay dài… nói chung tất cả đều được cán bộ, phóng viên trong Ban nhiệt tình đáp ứng, bằng mọi cách đưa lên sóng kịp thời và chuẩn xác.những hoạt động sản xuất và công tác của Ngành. Những vấn đề phản ánh của đài được đông đảo dư luận và ngành quan tâm và qua đó mọi người đều biết được những thành tựu, những thành tíc mà cán bộ công nhân ngành Giao thông vận tải đã đạt được trong suốt những năm đổi mới để hiện đại hóa mạng giao thông quốc gia.  
     Khác với công việc của phóng viên các báo, công việc của phóng viên truyền hình đòi hỏi người phóng viên biên tập, thực hiện nhiều việc, nhiều công đoạn, mà người ta vẫn nói tới công việc tiền kỳ và công việc hậu kỳ.  Để làm một tin đơn giản hơn một phóng sự nhiều lần. Nhưng dù tin hay phóng sự thì giữa hình và lời bình  phải ăn nhập và lô gic, nhưng phóng sự truyền hình, yêu cầu phóng viên phải nghĩ ra được chủ đề để thực hiện, hình ảnh thu được phải đầy đủ theo từng cụm hình, khuôn hình chặt chẽ, lúc toàn cảnh, lúc chi tiết và không được mất tiếng ‘’sông’’, tiếng người phỏng vấn. Trong khâu hậu kỳ phóng viên kiểm tra hình đã ghi, viết lời bình theo đúng chủ đề nội dung, chọn và ghi lại khuôn hình cần thiết với phỏng vấn. Sau khi duyệt nội dung, phóng viên đưa tới phòng dựng cùng với nhân viên kỹ thuật dựng hình vào băng hình. Sau đó, bộ phận kiểm định, thấy không sai sót về nội dung, khuôn hình và âm thanh, duyệt và chuyển vào đăng ký nội dung chương trình chờ phát sóng. Chỉ khi nào băng được phát sóng người phóng viên mới hoàn thành công việc.   
     Trên sóng truyền hình và phát thanh Hà Nội nhiều công trình giao thông trọng điểm của quốc gia trong suốt thời kỳ đổi mới như: nâng cấp và mở rộng các trục đường: Quốc lộ 1 từ Lạng Sơn qua Hà Nội ,Huế, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh tới Cần Thơ, quốc lộ 5 Hà Nội tới Hải Phòng, Quốc lộ 6 Hà Nội – Sơn La - Điện Biên, quốc lộ 10 Ninh Bình đến Uông Bí (Quảng Ninh), quốc lộ 18 từ Nội Bài qua Bắc Ninh đến Móng Cái (Quảng Ninh), Đường Hồ Chí MinhV.V..Các công trình cảng hàng không sân bay, cảng biển có quy mô quốc gia như các sân bay: Nội Bài, Điện Biên, Huế, Tân Sơn Nhất; Các cảng biển lớn như: Hải Phòng, Cái Lân (Quảng Ninh), Chân Mây (Thừa Thiên Huế). Đặc biệt là các công trình cầu lớn quốc gia như cầu Gianh, Mỹ Thuận, Bãi Cháy, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, cầu và hầm đường bộ Hải Vân v.v..Trong qua trình vươn ra thế giới, các phóng viên của Ban cũng được các Tổng công ty, các đơn vị mới đưa tin viết bài mỗi khi mở các tuyến đường bay đi: Căm pu chia, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Đức, Pháp, Mỹ…cũng như xây dựng công trình tại nước bạn Lào.
       Qua những bài viết và những thước phim trên màn hình đó, nhân dân Hà Nội và nhiều địa phương khác đã thấy không khí thi đua lao động sản xuất, các kỳ tích mà cán bộ công nhân viên toàn ngành GTVT đạt được trong tiến trình đổi mới theo hướng Hiện đại hóa – Công nghiệp hóa, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của đất nước. Niềm tin yêu của độc giả, đặc biệt độc giả của ngành giao thông vận tải  đối với sóng Truyền hình Hà Nội được đề cao, nhiều đơn vị cho rằng trong lĩnh vực truyền thông các sự kiện không thể  thiếu thông tin được phát trên Đài TH Hà Nội.
       Những năm gần đây, do xu thế và nhu cầu thông tin của xã hội, công nghệ truyền thông tin luôn được đổi mới, đã ra đời rất nhiều đài truyền hình nhiều báo viết và báo mạng điện tử làm hùng hậu thêm cho giới truyền thông quốc gia…Với cách truyền tải nội dung thông tin vừa kịp thời, vừa đúng mức nên truyền hình Hà Nội vẫn chiếm được vị trí xứng đáng trong làng truyền thông Quốc gia cũng như của các đơn vị trong ngành Giao thông vận tải./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét