Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Truyền hình Hà Nội với giao thông vận tải

    Trong xu thế bùng nổ thông tin, nhiều cơ quan báo,chí, các đài phát thanh, đài truyền hình của Nhà Nước, và các địa phương đề cập tới những vấn đề nóng trên lĩnh vực Giao thông vận tải, thông qua các chuyên đề chuyên mục. Nhân kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam  năm nay xin giới thiệu vài nét về ban biên tập của  Đài truyền hình Hà Nội, một kênh thông tin  đã nhiều năm gắn bó với sự nghiệp phát triển giao thông vận tải bền vững.

    Viết về lĩnh vực giao thông vận tải và môi trường đô thị của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, chủ yếu là Ban biên tập Xây dựng - Quản lý đô thị. Từ chỉ có 13 nay do nhu cầu thông tin số cán bộ phóng viên đã lên tới Với 16 người viết về các lĩnh vực: Xây dựng, Tài nguyên môi trường, Điện lực, Giao thông vận tải, An toàn Giao thông… Công việc khó nhất đối với phóng viên được phân công là không để sót những thông tin quan trọng, những sự kiện lớn trong các lĩnh vực. Chính vì vậy, việc đặt tên cho các chuyên đề chuyên mục sao cho vừa phản ánh được phạm vi hoạt động của giao thông vận tải trên toàn quốcnhưng cũng phải đăng tải được các vấn đề của Thủ Đô  Hà Nội. Do vậy nhiều năm qua Ban biên tập Xây dựng – Quản lý đô thị của đài vẫn duy trì được các chuyên đề phát sóng mỗi tuần như: Phát triển đô thị bền vững, Tài Nguyên và môi trường, Giao thông vận tải và một bản tin: Giao thông – Đô thị phát sóng hằng ngày. Các chuyên đề nào cũng có thể đề cập tới lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, riêng chuyên mục Giao thông vận tải là chuyên mục chuyên dành cho việc tuyên truyên tất cả mọi lĩnh vực thuộc ngành Giao thông vận tải, và bản tin dành cho An toàn giao thông và trật tự đô thị, đang là vấn đề nóng hằng ngày ở Thủ đô Hà Nội.
      Những năm trước đây chủ đề Giao thông vận tải và An toàn giao thông, Ban có 10 phóng viên được phân công, cùng với 2 lãnh đạo thường xuyên quan hệ mật thiết và gắn bó với văn phòng và các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban ATGT Quốc gia. Cụ thể là: Phó Ban Trần Sinh, cùng phóng viên Toàn Thắng thông tin các vấn đề liên quan đến TCT Đường thủy nội địa, Ủy Ban ATGT Quốc gia và các phòng CSGT thành phố,cảnh sát giao thông đường thủy. Hiện nay được bổ xung thêm 2 phóng viên nữa là: Sơn Nam và Lâm Phúc viết cho chuyên mục: Trật tự đô thị - An toàn giao thông. Bộ GTVT là một bộ có nhiều lĩnh vực  và địa bàn hoạt động rải rác trên quy mô toàn quốc, để phản ánh toàn diện các vấn đề trên các lĩnh vực về giao thông và vận tải, Ban biên tập đã phân công nhiều phóng viên tham gia ở các lĩnh vực khác nhau ví như: Phóng viên Mai Hoa, theo dõi hoạt động của văn phòng Bộ, Công đoàn giao thông vận tải, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh và các Tổng công ty Công nghiệp ô tô, Cienco1.  Lê Huyền, theo dõi hoạt động của Sở GTVT và TCT xây dựng Thăng Long. Liên Phương viết về Ban QLDA Thăng Long và các TCT Hàng không Việt Nam, Tư vấn thiết kế GTVT.  Hoài An là TCT xây dựng công trình thủy.  Nguyễn Tuấn viết về lĩnh vực của Tổng cục đường bộ Việt Nam và TCT Đường sắt Việt Nam. Phóng viên Ánh Tuyết viết về các lịnh vực liên quan đến Công ty Môi trường đô thị và vệ sinh sạch đẹp đường phố. Hà Chi  viết về mảng thông tin thuộc lĩnh vực của Công ty Công viên cây xanh Hà Nội….Trưởng ban Chu Đức Soàn phụ trách chung và viết về các lĩnh vực của các ban QLDA 1, 5, 18, Biển Đông, Cienco8… 
     Theo tính chất công việc, hầu hết các phóng viên được phân công, thường xuyên có quan hệ mật thiết với Bộ và sở GTVT và các phòng cảnh sát giao thông Hà Nội , đường thủy…đều gắn bó, phối hợp để phản ánh những hoạt động sản xuất công tác của ngành và đơn vị, nhiều khi có công việc đột xuất hay cần thông tin gấp…bất kể sáng, trưa, chiều tối thời gian đi ngắn hay dài… nói chung tất cả đều được cán bộ, phóng viên trong Ban nhiệt tình đáp ứng, bằng mọi cách đưa lên sóng kịp thời và chuẩn xác.những hoạt động sản xuất và công tác của Ngành. Những vấn đề phản ánh của đài được đông đảo dư luận và ngành quan tâm và qua đó mọi người đều biết được những thành tựu, những thành tíc mà cán bộ công nhân ngành Giao thông vận tải đã đạt được trong suốt những năm đổi mới để hiện đại hóa mạng giao thông quốc gia.  
     Khác với công việc của phóng viên các báo, công việc của phóng viên truyền hình đòi hỏi người phóng viên biên tập, thực hiện nhiều việc, nhiều công đoạn, mà người ta vẫn nói tới công việc tiền kỳ và công việc hậu kỳ.  Để làm một tin đơn giản hơn một phóng sự nhiều lần. Nhưng dù tin hay phóng sự thì giữa hình và lời bình  phải ăn nhập và lô gic, nhưng phóng sự truyền hình, yêu cầu phóng viên phải nghĩ ra được chủ đề để thực hiện, hình ảnh thu được phải đầy đủ theo từng cụm hình, khuôn hình chặt chẽ, lúc toàn cảnh, lúc chi tiết và không được mất tiếng ‘’sông’’, tiếng người phỏng vấn. Trong khâu hậu kỳ phóng viên kiểm tra hình đã ghi, viết lời bình theo đúng chủ đề nội dung, chọn và ghi lại khuôn hình cần thiết với phỏng vấn. Sau khi duyệt nội dung, phóng viên đưa tới phòng dựng cùng với nhân viên kỹ thuật dựng hình vào băng hình. Sau đó, bộ phận kiểm định, thấy không sai sót về nội dung, khuôn hình và âm thanh, duyệt và chuyển vào đăng ký nội dung chương trình chờ phát sóng. Chỉ khi nào băng được phát sóng người phóng viên mới hoàn thành công việc.   
     Trên sóng truyền hình và phát thanh Hà Nội nhiều công trình giao thông trọng điểm của quốc gia trong suốt thời kỳ đổi mới như: nâng cấp và mở rộng các trục đường: Quốc lộ 1 từ Lạng Sơn qua Hà Nội ,Huế, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh tới Cần Thơ, quốc lộ 5 Hà Nội tới Hải Phòng, Quốc lộ 6 Hà Nội – Sơn La - Điện Biên, quốc lộ 10 Ninh Bình đến Uông Bí (Quảng Ninh), quốc lộ 18 từ Nội Bài qua Bắc Ninh đến Móng Cái (Quảng Ninh), Đường Hồ Chí MinhV.V..Các công trình cảng hàng không sân bay, cảng biển có quy mô quốc gia như các sân bay: Nội Bài, Điện Biên, Huế, Tân Sơn Nhất; Các cảng biển lớn như: Hải Phòng, Cái Lân (Quảng Ninh), Chân Mây (Thừa Thiên Huế). Đặc biệt là các công trình cầu lớn quốc gia như cầu Gianh, Mỹ Thuận, Bãi Cháy, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, cầu và hầm đường bộ Hải Vân v.v..Trong qua trình vươn ra thế giới, các phóng viên của Ban cũng được các Tổng công ty, các đơn vị mới đưa tin viết bài mỗi khi mở các tuyến đường bay đi: Căm pu chia, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Đức, Pháp, Mỹ…cũng như xây dựng công trình tại nước bạn Lào.
       Qua những bài viết và những thước phim trên màn hình đó, nhân dân Hà Nội và nhiều địa phương khác đã thấy không khí thi đua lao động sản xuất, các kỳ tích mà cán bộ công nhân viên toàn ngành GTVT đạt được trong tiến trình đổi mới theo hướng Hiện đại hóa – Công nghiệp hóa, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của đất nước. Niềm tin yêu của độc giả, đặc biệt độc giả của ngành giao thông vận tải  đối với sóng Truyền hình Hà Nội được đề cao, nhiều đơn vị cho rằng trong lĩnh vực truyền thông các sự kiện không thể  thiếu thông tin được phát trên Đài TH Hà Nội.
       Những năm gần đây, do xu thế và nhu cầu thông tin của xã hội, công nghệ truyền thông tin luôn được đổi mới, đã ra đời rất nhiều đài truyền hình nhiều báo viết và báo mạng điện tử làm hùng hậu thêm cho giới truyền thông quốc gia…Với cách truyền tải nội dung thông tin vừa kịp thời, vừa đúng mức nên truyền hình Hà Nội vẫn chiếm được vị trí xứng đáng trong làng truyền thông Quốc gia cũng như của các đơn vị trong ngành Giao thông vận tải./.

Cần ảnh cũ và mới về các quốc lộ Việt Nam

Với mục đích là giới thiệu những trục đường của đất nước Việt Nam, để mọi người biết thuận tiện cho việc đi lại tìm hiểu về các vùng đất Việt nam, trang weblog Việt nam đường và phố mong muốn các bạn gần xa cung cấp những bức ảnh ngày xưa và bức ảnh phong cảnh bây giờ được coi là đẹp nhất về nơi trục quốc lộ đi qua.Những ảnh đạt yêu cầu sẽ được đăng tải trên trang này.Xin trân trọng cảm ơn/
Email: vietnamduongvapho@gmail.com

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Quốc lộ 1 A qua bao nhiêu tỉnh, thành phố?

Quốc lộ 1A là đường giao thông xuyên suốt Việt Nam. Quốc lộ bắt đầu (km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nó kết thúc tại điểm cuối (km 2301 + 340m) tại thị trấn Năm Căn huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau. qua 30, tỉnh thành phố theo 2 hướng, được bắt đầu từ thành phố Hà Nội:
1) Hướng phía Bắc:  Hà Nội, thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh, thành phố Bắc Giang  tỉnh Bắc Giang và  thành phố Lạng Sơn, thị xã Đồng Đăng và cửa khẩu Hữu Nghị Việt Nam Trung Quốc  tỉnh Lạng Sơn
2) Hướng phía Nam: Hà Nội thành phố Phủ Lý,  tỉnh Hà Nam; Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình; Thị xã Bỉm Sơn, thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa; thành phố Vinh tỉnh Nghệ An; thị Xã Hà Tĩnh tỉnh Hà Tĩnh;  thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình;  Thị xã Đông Hà tỉnh Quảng Trị; Thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế; Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Tam Kỳ  tỉnh Quảng Nam;  Thành phố Quảng Ngãi tỉnh Quảng Ngãi; Thành phố Qui Nhơn tỉnh Bình Định; Thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên; thị xã Ninh Hòa, thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa; Thị xã Phan Rang tỉnh Ninh Thuận; Thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận; Thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai,  Thành phố Hồ Chí Minh; Thị xã Tân An tỉnh Long An; Thành phố Mỹ Tho tỉnhTiền Giang; Thành phố Vĩnh Long  tỉnh Vĩnh Long; Thành phố Cần Thơ; Thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng; Thành phố Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu; Thành phố Cà Mau và thị trấn Năm Căn tỉnh  Cà Mau/
- Quốc lộ 1B: Là đường rẽ từ Quốc lộ 1A tại thị trấn Đồng Đăng đi về thành phố Thái Nguyên. Quốc lộ 1B dài 148,5 km, có điểm đầu tại thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (giao với Quốc lộ 4A); điểm cuối tại cầu Gia Bảy ở thành phố Thái Nguyên. Tuyến đường này chạy qua các huyện Cao Lộc - Văn Quán - Bình Gia - Bắc Sơn- Võ Nhai - Đồng Hỷ. Các thị trấn huyện lỵ của các huyện nói trên đều nằm trên Quốc lộ 1B.
- Quốc lộ 1C dài 17,3 km, điểm đầu đèo Rù Rì Khánh Hoà, điểm cuối ngã ba Thành - Khánh Hoà.
- QL1D mới được xây dựng năm 2001 là tuyến đường tránh đèo Cù Mông giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên và đi vào nội thành thành phố Qui Nhơn. Chiều dài toàn tuyến QL1D là 35 km.
- Quốc lộ 1K ( trước đây từng thuộc quốc lộ 1A.) nối liền quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, qua huyện Dĩ An, Bình Dương, đến thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Đây là một trong 2 tuyến đường huyết mạch nối Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai.
Điểm khởi đầu tại ngã tư Linh Xuân, giao với quốc lộ 1A, và được xem như đường Kha Vạn Cân nối dài. Quốc lộ 1A qua sông Đồng Nai bởi cầu Hóa An, đoạn cửa ngỏ vào thành phố Biên Hòa
Điểm kết thúc tại ngã ba Hố Nai, nơi giao nhau với quốc lộ 1A, thuộc phường Tân Biên, thành phố Biên Hoà.
Hầu hết các tuyến quốc lộ 1, đặc biệt là quốc lộ 1A đều được nâng cấp và mở rông từ năm 1996. dó Ban QLDA 1 thay đại diện Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Lần khởi công đầu tiên được tổ chức tại Biên Hòa Đồng Nai do Cien co 8 Bộ giao thông vận tải trúng thầu thi công. Tuyến đường mới Hà Nội Lạng Sơn được cải tạo và xây mới từ năm 2000, do Cien co1 và Cienco trúng thầu xây dựng. Trong đó có trục đường cao tốc Hà Nội Bắc Ninh. Đoạn đầu tỉnh Lạng Sơn không qua đèo Sìn Hồ mà đi gần song song với tuyến đường sắt nên hầu như không có đèo dốc nguy hiểm và đoạn Pháp Vân Cầu Giẽ cũng được xây mới theo tiêu chuẩn đường cao tốc. Hiện Nay tuyến đường cao tốc mới Giẽ - Ninh Bình đang được triển khai, trong tương lai  sẽ thay thế nhiệm vụ quốc lộ 1 đoạn đi qua Đồng Văn, Phủ Lý đến Ninh Bình.
+ Một số cầu nổi tiếng trên quốc lộ 1A:  Long Biên , Thanh trì, qua sông Hồng; Hàm Rồng, qua sông Mã; Gianh, qua sông Gianh, Hiền Lương, Trường Tiền ( Huế ), qua sông Hương; Cầu  vượt đèo Hải Vân, Mỹ Thuận, qua sông Tiền Giang và Cần Thơ qua sông Hậu giang..
Các nút giao thông lớn:
Nút giao thông Quốc lộ 5 đường lên cầu Thanh Trì, nút giao thông Pháp Vân ( Hà Nội );
Nút giao Thủ Đức là nút giao ngã tư khác mức liên thông hoàn chỉnh kiểu “hoa thị”;
( thành phố Hồ Chí Minh.); Nút Sóng Thần: Nút giao ngã ba khác mức liên thông không hoàn chỉnh kiểu “bán hoa thị bóp dẹt” ( Bình Dương );  Nút nam cầu Mỹ thuận (Vĩnh Long ) Nút giao ngã ba khác mức liên thông hoàn chỉnh kiểu kèn Trumpet.
Tuyến đường xuyên quốc gia thứ 2 dọc theo đất nước là đường Hồ Chí Minh.
Chạy song song với trục quốc lộ 1, còn có tuyến đường sắt  Bắc Nam theo hướng: Hà Nội đến Đồng Đặng ( Lạng Sơn) và Hà Nội qua Huế, Nha Trang tới Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Việt Nam có bao nhiêu quốc lộ?

( Quốc lộ Việt Nam )

Tính đến đầu năm 2011 Việt Nam có trên 90 con đường quốc lộ với tổng chiều dài 15.360 km. Trên đường có 4.028 cầu lớn nhỏ, đi qua các tỉnh, thành phố trên cả nước và các nước láng giềng.
Mạng lưới đường bộ được chia thành 5 loại bao gồm: Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường đô thị, hay còn gọi là phố.
- Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; là đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh với nhau từ 3 địa phương trở lên; là đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; là đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng, khu vực.Quốc lộ 1 là quốc lộ dài nhất Việt Nam đi qua 31 trung tâm hành chính các tỉnh và thành phố.
Ở Việt Nam quốc lộ còn là đường đi qua các tỉnh, thành phố trong cả nước, như trục đường  Hồ Chí Minh – Trục đường xuyên Việt thứ 2,  từ Pác Bó - Cao Bằng đến Năm Căn - Cà Mau.
Nằm trong hệ thống giao thông đường bộ các loại đường tỉnh, đường huyện và đường xã. Trong thành phố và thị xã còn có đường đô thị mà ta thường gọi là đường phố, tuyến phố. Đường phố trong các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là rất nhiều, tên phố thường đặt theo tên danh nhân hay người có công với nước hoặc là tên một địa danh.
Trước kia cũng như hiện nay, Thủ Đô Hà Nội luôn được coi là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Đó là trục quốc lộ 1A, là trục đường xuyên suốt theo chiều dài đất nước, nối Hà Nội với Lạng Sơn và nối Hà Nội đến vùng đất mũi Cà Mau; Tiếp đó là đường Hồ Chí Minh, là đường bộ xuyên Việt thứ 2, đi men theo dãy Trường Sơn, nối Hà Nội tại nơi giao nhau với đại lộ Thăng Long với Cao Bằng tại Pắc Bó và nối Hà Nội với các tỉnh miền Trung miền Nam tại Năm Căn Cà Mau; Quốc lộ 2 xuất phát từ Yên Viên, nối Hà Nội đến tỉnh Bắc Cạn, Cao Bằng; Quốc lộ 3 xuất phát từ Phù Lỗ, nối Hà Nội -Yên Bái - Lào Cai; Quốc lộ 5 từ Gia Lâm, nối Hà Nội với các tỉnh và thành phố Hải Dương, Hải Phòng; Quốc lộ 6, quốc lộ 32 nối Hà Nội với các tỉnhTây Bắc: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu; quốc lộ 18 từ khu vực Nội Bài, nối Hà Nội với Móng Cái Quảng Ninh;
Ngoài các tuyến đường bộ, Hà Nội còn có các tuyến đường sắt từ Hà nội đi các địa phương: Hải Phòng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Thái Nguyên và trục đường sắt xuyên Việt từ Lạng Sơn, qua Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh;
Đường Hàng không được xuất phát từ sân bay quốc tế Nội Bài, tuyến đường đã bay thẳng tới nhiều tỉnh và thành phố lớn trong nước, được coi là trục đường hàng không xuyên Việt. Từ Hà Nội đường hàng không đã nối với nhiều Quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.